Người Mường là một thành viên trong 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên đất nước ta. Nền văn hóa, phong tục tập quán và hoạt động sản xuất của người Mường khá phong phú do đó luôn thu hút sự quan tâm của khách du lịch và nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về Phương tiện vận chuyển của người Mường và có thêm những kiến thức đầy bổ ích cho mình.
Tìm hiểu về dân tộc Mường
Người Mường là một trong số các dân tộc xuất hiện ở nước ta từ rất sớm và có mối quan hệ thân thiết gần gũi với người Kinh. Người Mường sinh sống rải rác ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta như các tỉnh miền núi phía Bắc, Thanh Hóa, Ninh Bình, Phú Thọ và nhiều tỉnh thành khác ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Người Mường có ngôn ngữ riêng của mình, đó là tiếng Mường và chủ yếu sống định canh định cư ở các khu vực núi cao có nhiều đất sản xuất, có đường giao thông, giúp việc làm ăn dễ phát triển. Ngoài việc trồng trọt những loại cây lương thực chính như lúa, ngô, khai thác các loại lâm sản như mật ong, gỗ, tre, nứa, sa nhân, mộc nhĩ, kiến cánh, người Mường còn giỏi khá nhiều nghề thủ công khác như: quay tơ, dệt vải, đan lát…
Những lễ hội của người Mường có chứa những nét đặc trưng văn hóa riêng và thường được diễn ra vào nhiều khoảng thời gian khác nhau trong năm như: hội cầu mưa, lễ cúng cơm mới, lễ sắc bùa…Không sống trong những căn nhà như người Kinh, người Mường chọn kiểu nhà sàn truyền thống và sống tập trung thành các làng, bản đông đúc. Theo quan niệm của dân tộc Mường, việc chọn đúng hướng nhà sẽ giúp gia đình ấy có cuộc sống ấm no, sung túc hơn.
Phương tiện vận chuyển của người Mường
Mặc dù sinh sống ở khu vực riêng biệt và có các hoạt động sản xuất khác nhau, tuy nhiên các loại phương tiện vận chuyển của người Mường vẫn có nhiều nét tương đồng về cách thức chế tác và chức năng với nhiều dân tộc khác, đặc biệt là những dân tộc có cuộc sống ở các địa điểm tương tự. Chẳng hạn tàu, thuyền dùng để di chuyển trên sông, suối; các loại gùi, bung, dậu… khi di chuyển trên bộ, các loại xe ngựa, xe bò… để chở hàng, kéo gỗ.
Cách đây khoảng vài chục năm trước, các tỉnh vùng núi phía Bắc, địa bàn sinh sống chủ yếu của người Mường còn khá hẻo lánh, các con đường thường hiểm trở, ngoằn ngoèo, trừ một số con đường lớn phục vụ việc đi lại, khai thác khoáng sản được mở bởi người Pháp. Thông thường, người dân chỉ đi lại bằng các con đường rừng đầy dốc, sỏi, do đó trong những năm đó, người Mường chỉ đi bộ là chính. Để chuyển hàng hóa, những người phụ nữ Mường thường sử dụng các loại gùi chắc chắn được đan bằng tay từ tre hoặc nứa. Đôi dậu (một thanh tre có mấu 2 đầu) thường gọi là đòn xóc (gần với đòn gánh của người Kinh) thường được dùng để gánh lúa sau mùa gặt. Cũng có khi người Mường dùng 4 góc nẹp thành thẳng đứng, có dây đeo qua trán hoặc qua vai để chuyên chở hàng hóa.
Để dẫn nước từ suối, khe về buôn làng phục vụ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, người Mường thường dùng các ống tre, nứa, rỗng ruột dài hơn 1 mét để đựng nước và vác trên vai đem về để ở vách nhà để dùng dần.
Ngựa được xem là phương tiện chở hàng chủ yếu, nhưng chỉ có ở những gia đình giàu có, có thế lực. Ở những nơi có đường mòn, dễ di chuyển hơn thì người dân thường dùng trâu, bò để làm phương tiện kéo và chuyển hàng hóa.
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã biết thêm được về Phương tiện vận chuyển của người Mường và không còn thắc mắc nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét