Tìm hiểu về chiến dịch Điện Biên Phủ
Chiến dịch Điện Biên Phủ được xem là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Trận chiến Điện Biên Phủ đã tạo nên một dấu mốc lớn trong lịch sử nước ta và cũng là chiến thắng hào hùng nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 của nhân dân ta. Dưới sự chỉ huy và lãnh đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp quân đội ta đã khiến thực dân Pháp phải thất bại hoàn toàn và dẹp bỏ giấc mơ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương và để quốc thực dân của mình.
Chiến thắng này đã buộc quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương, đồng thời đặt dấu mốc quan trọng chấm dứt thời đại hơn 400 năm của chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển trên toàn thế giới. Chiến thắng này của quân và dân Việt Nam như một sự cổ vũ tinh thần lớn lao để tiếp thêm động lực cho các thuộc địa của Pháp ở châu Phi đứng lên giành lại độc lập cho mình. Trước khi trận chiến này diễn ra hoàn toàn không có một nhà quân sự nào trên thế giới nghĩ rằng một quốc gia nhỏ bé có thể giành chiến thắng nhưng Việt Nam đã chứng minh được rằng không gì là không thể.
Điện Biên Phủ được ví như một pháo đài bất khả xâm phạm của Pháp nhưng với tinh thần chiến đấu quả cảm, đường lối quân sự tài tình quân đội Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nể phục và làm nên một chiến thắng “chấn động địa cầu”.
Phương tiện vận chuyển trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Trước khi chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra, toàn Đảng và toàn dân ta đã có những bước chuẩn bị đầy gấp rút, dốc toàn lực về sức người và sức của. Tuy nhiên, việc thiếu thốn phương tiện là điều không thể tránh khỏi, hoàn toàn không được trang bị những trang thiết bị hiện đại, phương tiện vận chuyển trong chiến dịch Điện Biên Phủ khá thô sơ và chỉ là những chiếc xe đạp thồ. Tổng khối lượng cung cấp cho chiến dịch là 30.759 tấn, Khối lượng vận chuyển là 4.450.000tấn/km đều được chuyển chủ yếu bằng xe đạp, đây là một kì công mà không ai có thể tin nổi.
Thời ấy, những chiếc xe đạp được xem là món hiện vật khá giá trị, mà chỉ có những gia đình khá giả mới có thể sở hữu và người dân đã đưa ra ý kiến biến xe đạp thành xe đạp thồ để tạo nên một phương tiện vô cùng lợi hại vận chuyển tiếp tế cho mặt trận. Khung xe được bộ đội gia cố thêm sắt, buộc thêm gỗ để tăng độ cứng. Một đoạn tre nhỏ, dài khoảng 1 mét, gọi là "tay ngai" được buộc vào xe để dễ dàng đẩy và điều chỉnh tay lái. Bên cạnh đó là một đoạn tre cao hơn yên khoảng 50 cm để cầm vừa được buộc vào trục yên xe. Vải cũ, săm cũ được dùng để “gia cố”, tăng độ bền của săm, lốp…
Cụm từ “ xe đạp thồ” đã bắt đầu xuất hiện từ chiến dịch Điện Biên Phủ. Hơn hai mươi nghìn chiếc xe đạp thồ đã được sử dụng để chuyển lương thực, đạn dược vũ khí và nhiều nhu yếu phẩm khác dọc quãng đường trên 1.500 km.
Thời gian đầu, mỗi xe thồ chỉ chở được 80-100 kg. Về sau, trọng tải được tăng dần lên đến 200 – 300 kg. Có một dân công ở Phú Thọ, anh Ma Văn Thắng chở được 352 kg. Năng suất xe thồ gấp 10 lần dân công gánh bộ.
Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã biết được Phương tiện vận chuyển trong chiến dịch Điện Biên Phủ và có thêm những thông tin bổ ích cho mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét